Ánh sáng xanh từ đèn LED gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và cơ thể. Cùng ELink tìm hiểu về ánh sáng xanh trong đèn LED, tại sao ánh sáng xanh lại gây ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể con người.
Ánh sáng xanh là gì ?
Ánh sáng xanh là một loại ánh sáng mang năng lượng cao có thể nhìn thấy được có bước sóng từ 380 đến 500 nm và được chia làm 2 loại: Ánh sáng xanh ngọc có lợi và Ánh sáng xanh tím có hại.
Ngoài ánh sáng xanh phát ra từ nguồn sáng tự nhiên như ánh sáng mặt trời thì còn có các nguồn ánh sáng xanh ánh sáng xanh ngày đến từ nhiều sản phẩm công nghệ hiện đại như : màn hình máy tính, tivi, điện thoại và các thiết bị chiếu sáng. Đặc biết hơn phần lớn chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh trực tiếp hằng ngày từ các thiết bị chiếu sáng LED.
Ánh sáng xanh ngọc có lợi như thế nào ?
Tiếp xúc với ánh sáng xanh ngọc giúp mang lại một số lợi ích sức khỏe quan trọng.
- Giúp tỉnh táo hơn: Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể tăng thời gian phản ứng và kích thích sự tỉnh táo của cơ thể khi không ở vào thời gian hiệu suất cao nhất trong ngày.
- Tăng cường khả năng nhận thức, tập trung và trí nhớ.
- Cải thiện tình trạng trầm cảm theo mùa. Liệu pháp ánh sáng xanh hiện nay là một trong các phương pháp điều trị phổ biến để làm giảm chứng trầm cảm theo mùa. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đây cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với chứng trầm cảm theo mùa, nhất là khi phối hợp với thuốc chống trầm cảm.
- Cải thiện mụn trứng cá. Ánh sáng xanh ngọc giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm viêm ở các nốt mụn.
- Cải thiện một số vấn đề của da. Dày sừng hoạt tính và bệnh vẩy nến mảng bám đều được cải thiện bằng cách điều trị ánh sáng xanh. Liệu pháp ánh sáng xanh cũng đã có hiệu quả trong việc điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy.
Tuy nhiên cũng nên hạn chế tiếp xúc ánh sáng xanh quá nhiều vào ban đêm điều đó ngược lại sẽ gây hại cho cơ thể bạn.
Ánh sáng xanh tím gây hại gì cho cơ thể ?
Bên cạnh việc ánh sáng xanh ngọc mang lại các công dụng hữu ích thì đối với ánh sáng xanh tím lại tác động trực tiếp gây hại đến cơ thể bạn.
1. Ánh sáng xanh tím gây các vấn đề về mắt
Tia sáng xanh tím phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, vi tính có năng lượng mạnh nhất trong các loại ánh sáng nhìn thấy được.
Lượng ánh sáng xanh tím mà các thiết bị này phát ra chỉ là 1 phần nhỏ so với ánh sáng mặt trời, nhưng mắt chúng ta nhìn thẳng vào chúng trong thời gian dài (đặc biệt là ban đêm).
Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe gấp nhiều lần và dễ gây tổn thương tế bào mô sắc tố võng mạc, lâu ngày sẽ làm chết các tế bào thị giác.
Biểu hiện như:
- Mỏi mắt, khô mắt
- Đau đầu, mất ngủ
- Tăng nguy cơ dẫn đến thoái hóa điểm vàng do tia sáng xanh có thể đi xuyên qua võng mạc mắt ,góp phần làm tổn thương các tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong võng mạc.
Đặc biệt nếu tiếp xúc ánh sáng xanh tím trong môi trường làm việc hoặc sinh hoạt trong thời gian dài thì sẽ dẫn tới một số bệnh tình trạng nghiêm trọng về mắt như : Chứng mỏi mắt kỹ thuật số ; Thoái hóa điểm vàng ; Hỏng võng mạc.
2. Ánh sáng xanh tím và giấc ngủ
Các chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể được kiểm soát phần lớn bởi một loại hormone gây ngủ gọi là melatonin. Các cơ quan thụ cảm ánh sáng chuyên biệt trong mắt có thể nhận biết sự khác biệt giữa ánh sáng ban ngày chói chang (với sóng ánh sáng xanh cường độ cao) và tông màu đỏ (hoàng hôn) rồi gửi thông tin trở lại não và thúc đẩy sản xuất melatonin dự trữ tự nhiên của cơ thể.
Việc sử dụng màn hình điện tử hoặc thiết bị chiếu sáng LED, đặc biệt là vào ban đêm, có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém. Ánh sáng xanh tím từ các thiết bị chiếu sáng LED và điện tử sẽ dễ dàng làm rối loạn nhịp sinh học hay còn gọi là chu kỳ thức – ngủ. Trong một nghiên cứu, chỉ cần 2 giờ tiếp xúc với ánh sáng xanh tím vào ban đêm đã làm chậm hoặc ngừng giải phóng hormone ngủ melatonin. Tắt nguồn thiết bị các thiết bị phát sáng ánh sáng xanh tím của bạn ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ.
Khi ánh sáng xanh tím làm rối loạn chu kỳ thức – ngủ thì các vấn đề khác cũng có thể phát triển:
- Tăng nguy cơ bệnh ung thư liên quan đến hormone (chẳng hạn như ung thư vú và tuyến tiền liệt)
- Giảm nồng độ leptin (một chất hóa học báo hiệu no sau bữa ăn)
- Thay đổi quá trình trao đổi chất, đặc biệt là lượng đường trong máu
3. Ánh sáng xanh tím và ung thư
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Một nghiên cứu cho thấy những người làm việc ca đêm có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, tuyến tiền liệt và đại trực tràng cao hơn.
4. Ánh sáng xanh tím và trẻ em
Trẻ em nếu tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cận thị và các vấn đề về tập trung chú ý. Vào ban đêm, ánh sáng xanh có thể khiến cơ thể của trẻ tiết ra melatonin chậm hơn so với người lớn.
5. Ánh sáng xanh tím và sức khỏe tâm thần
Việc mắt tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh vào ban đêm có liên quan đến các triệu chứng của trầm cảm.
Các cách hạn chế ánh sáng xanh tím ảnh hưởng lên cơ thể
Thực hành chiến lược 20/20/20
Khi sử dụng bất kỳ thiết bị phát ra ánh sáng xanh, hãy dừng lại sau mỗi 20 phút để lấy nét vào các vật thể cách xa khoảng 20 feet (khoảng 0,6m) trong 20 giây trước khi tiếp tục sử dụng thiết bị.
Sử dụng các loại kính có tác dụng lọc ánh sáng xanh có hại.
Sử dụng các thiết bị điện tử một cách hợp lý, không nhìn vào màn hình quá lâu, xen kẽ vào giữa quá trình sử dụng là các khoảng nghỉ ngơi, thư giãn cho mắt. Có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để giải quyết tình trạng khô mắt.
Hạn chế tối đa sử dụng các thiết bị điện tử hoặc tiếp xúc quá nhiều với nguồn phát sáng vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
Hạn chế sử dụng các thiết bị chiếu sáng LED có chip LED không hạn chế ánh sáng xanh tím.